/media/461-073e9c731a6f.jpg
Chủ tịch Hồ Chí Minh

   Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là tấm gương sáng để mọi người dân nhất là tuổi trẻ noi theo. Chúng ta có thể tự hào mà nói rằng chúng ta là cháu Bác Hồ.

   Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh vào ngày 19/05/1890 tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung tại quê mẹ là làng Hoàng Trù, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An trong một gia đình nhà Nho yêu nước, cha là cụ Nguyễn Sinh Sắc và mẹ là bà Hoàng Thị Loan. Ngay từ thuở nhỏ, Bác đã có lòng yêu nước, đức tính nhân ái, Bác xót xa khi thấy cảnh mọi người phải chiến đấu dưới ách đô hộ của thực dân Pháp. Bác lớn lên và học tập với tên là Nguyễn Tất Thành, trong 10 năm sống ở Huế, Người đã tiếp xúc với nhiều sách báo, nhiều nền văn hóa mới, chứng kiến các phong trào yêu nước chống Pháp của các sĩ phu lúc bấy giờ. Bác quan niệm, muốn cứu nước không thể dựa dẫm vào một quốc gia khác mà phải đi xem các nước khác đang làm như thế nào rồi quay trở về nước giúp đỡ nhân dân.Để thực hiện hoài bão của mình, ngày 05/06/1911, Người lên con tàu Đô đốc Latútsơ Tơrêvin, từ bến cảng Nhà Rồng, thành phố Sài Gòn (nay là thành phố Hồ Chí Minh) rời Tổ quốc đi sang Pháp. Bác đã đi qua các nước như Singapore, Colombo, Ai Cập, một số nước Châu Phi,... cả các nước đế quốc lẫn thuộc địa. Sau đó Bác quay trở về nước giúp đỡ nhân dân kháng chiến chống thực dân Pháp. Qua rất nhiều trận đánh gian khổ, cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã thành công, lật đổ chế độ phong kiến, lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp và giành lại độc lập dân tộc từ tay phát xít Nhật. Đây là thắng lợi to lớn của dân tộc.

Bác về thăm quê ở làng Kim Liên

   Ngày 02/09/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập lịch sử, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: "Tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc"   Bản Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử có giá trị to lớn, trong đó độc lập, tự do gắn với phương hướng phát triển lên chủ nghĩa xã hội là tư tưởng chính trị cốt lõi vốn đã được Người phác thảo lần đầu trong Cương lĩnh của Đảng năm 1930, nay đã trở thành hiện thực cách mạng đồng thời trở thành chân lý của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng xã hội mới của dân tộc Việt Nam.

Bác Hồ với bà con ở chiến khu

   Thực dân Pháp một lần nữa quay trở lại xâm chiếm nước ta, Người đã chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua thác ghềnh hiểm trở. Người cùng Trung ương Đảng một mặt lãnh đạo đồng bào Nam Bộ kháng chiến, mặt khác chăm lo xây dựng Đảng, củng cố chính quyền non trẻ, đẩy lùi giặc đói, giặc dốt, khắc phục nạn tài chính thiếu hụt. Nhờ vậy mà tháng 12-1946, chính quyền cách mạng trong cả nước được giữ vững với tư thế sẵn sàng và lòng tin sắt đá vào cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ nhưng nhất định thắng lợi. Tháng 7-1954, Hiệp định Giơnevơ được ký kết, miền Bắc Việt Nam được giải phóng, nhưng miền Nam vẫn bị đế quốc Mỹ xâm lược. Người cùng Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.

Học tập và làm theo tư tưởng, phong cách, đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh:

Bác Hồ với thanh niên Việt Nam

   Tháng 9 năm 1950 trên đường đi chiến dịch Biên giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh ghé thăm một đơn vị thanh niên xung phong đang làm đường phục vụ chiến dịch. Người đã làm bài thơ “Không có việc gì khó. Chỉ sợ lòng không bền. Đào núi và lấp biển. Quyết chí ắt làm nên” tặng thanh niên. Tuổi trẻ Việt Nam Phải ra sức học tập và rèn luyện, không ngại gian khó, quyết tâm để góp phần xây dựng đất nước. Để chúng ta có thể tự hào mà nói rằng chúng tôi là cháu Bác Hồ.

Tham khảo:

Nguyễn Thu Giang (2020), Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vẻ vang của chủ tịch Hồ Chí Minh, Cổng thông tin Điện tử Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

0 / 5 (0Bình chọn)
Bình luận
Gửi bình luận
    Bình luận