Đồng chí Lê Đức Thọ - người Việt từ chối nhận giải Nobel hòa bình.

/media/leductho4.jpg
Đồng chí Lê Đức Thọ - người Việt từ chối nhận giải Nobel hòa bình.

Đồng chí Lê Đức Thọ đã được rất nhiều người biết đến là một người ngoại giao tài ba của Việt Nam. Ông đã từng gây chấn động thế giới khi từ chối nhận giải Nobel hòa bình. Lý do ông không nhận đó là: "...cả cho người gây chiến tranh lẫn người đem lại hòa bình, thì nghe cái sự lẫn lộn đó, cho nên là bác không thể nhận cái gải thưởng Nobel với cái ý nghĩa đó được."

 

   Trong lĩnh vực ngoại giao cách mạng, đồng chí Lê Đức Thọ được ghi nhận là một trong những nhà đàm phán kiệt xuất, với tư duy chiến lược sắc bén và bản lĩnh vững vàng. Đặc biệt, dấu ấn đậm nét của ông được thể hiện rõ trong các vòng thương lượng đầy cam go tại Hội nghị Paris về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam.

Lê Đức Thọ - “Cố vấn đặc biệt” của Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Paris

    Đồng chí Lê Đức Thọ, tên khai sinh là Phan Đình Khải, sinh ngày 10 tháng 10 năm 1911 tại Nam Định. Trong bối cảnh lịch sử chuyển mình, trước yêu cầu đặt ra từ Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 13 (khóa III, năm 1967), nhằm chuẩn bị cho mặt trận ngoại giao "vừa chiến đấu, vừa đàm phán", Bộ Chính trị đã họp vào ngày 22 tháng 4 năm 1968 để bàn bạc về phương án tiếp xúc với phía Hoa Kỳ. Chủ tịch Hồ Chí Minh khi ấy đã đề xuất đồng chí Lê Đức Thọ – người được ông gọi thân mật là "anh Sáu" sẽ tham gia phái đoàn với vai trò là Cố vấn.

    Sau khi thống nhất cùng Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp gửi thư cho Bộ Chính trị đề nghị điều chuyển công việc của đồng chí Lê Đức Thọ tại miền Nam cho đồng chí Phạm Hùng để ông nhận nhiệm vụ mới. Mặc dù mới vào chiến trường miền Nam từ tháng 2 năm 1968, đồng chí Lê Đức Thọ nhanh chóng được điều động trở lại để cùng đồng chí Nguyễn Duy Trinh đảm trách nhiệm vụ lãnh đạo mặt trận ngoại giao. Trong vai trò "Cố vấn đặc biệt", ông đồng hành cùng Trưởng đoàn Xuân Thủy tại các vòng đàm phán ở Paris.

Vai trò của đồng chí Lê Đức Thọ tại cuộc đàm phán Paris

   Khi lựa chọn nhân sự cho vị trí “Cố vấn đặc biệt”, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị nhận thức rõ rằng việc thương lượng với những chính khách lão luyện và đầy mưu lược của Hoa Kỳ. Cuộc đàm phán không chỉ là đối đầu về tư duy, chiến lược, mà còn là sự đấu trí căng thẳng ở trung tâm chính trị phương Tây. Lê Đức Thọ là người duy nhất vào thời điểm đó hội tụ đủ bản lĩnh chính trị, tư duy sắc bén và nghệ thuật đàm phán tinh tế để đảm nhận vai trò lãnh đạo đoàn Việt Nam trong trận chiến ngoại giao này.Tại Hội nghị Paris, với tư cách là “Cố vấn đặc biệt” của Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thông qua hoạt động trong các cuộc đàm phán công khai và bí mật, trong các buổi họp báo, chỉ đạo ra “Thông cáo báo chí”, đồng chí Lê Đức Thọ đã góp phần quan trọng làm cho nhân dân tiến bộ trên thế giới hiểu rõ bản chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh do đế quốc Mỹ gây ra ở Việt Nam. Đặc biệt, trong tất cả các cuộc đàm phán bí mật với Kissinger hay trên bàn Hội nghị, đồng chí Lê Đức Thọ đều nêu rõ thiện chí của nhân dân Việt Nam mong muốn chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, đồng thời khẳng định lập trường của nhân dân Việt Nam là kiên quyết chiến đấu vì mục tiêu độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

    Tại Hội nghị Paris, với vai trò là Cố vấn đặc biệt, đồng chí Lê Đức Thọ tham gia tích cực cả trong các phiên họp công khai lẫn các cuộc thương lượng bí mật. Ông góp phần định hướng thông tin trong các buổi họp báo quốc tế, giúp thế giới hiểu rõ bản chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh do Mỹ phát động tại Việt Nam, đồng thời thể hiện thiện chí hòa bình của nhân dân Việt Nam. Ông kiên định lập trường bảo vệ độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, trong khi vẫn khéo léo tận dụng các cơ hội đàm phán để buộc đối phương nhượng bộ.

    Đồng chí Lê Đức Thọ chủ trương kết hợp đấu tranh với vận động quốc tế, tìm kiếm sự ủng hộ từ các nước xã hội chủ nghĩa, các phong trào hòa bình và ngay cả người dân tiến bộ Mỹ. Với tầm nhìn chiến lược, ông xem ngoại giao là phương tiện để kết nối sức mạnh dân tộc với trào lưu thời đại.

    Trong khi Hội nghị Paris có sự tham gia của bốn bên (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn), thì các cuộc đàm phán bí mật chủ yếu diễn ra giữa Lê Đức Thọ và Henry Kissinger. Đoàn Việt Nam luôn giữ thế chủ động và phối hợp nhịp nhàng giữa hai phái đoàn của mình, trái ngược với sự chia rẽ trong nội bộ phía Mỹ và chính quyền Sài Gòn.

    Đồng chí Lê Đức Thọ quán triệt sâu sắc tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị về phối hợp giữa đấu tranh ngoại giao với chiến sự và chính trị trong nước. Ông vận dụng sáng tạo nguyên tắc “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” để đưa Mỹ vào thế bị động. Nhờ đó, các mục tiêu chiến lược như buộc Mỹ chấm dứt ném bom miền Bắc, công nhận vai trò của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam... dần dần đạt được.

   Trên thực tế, Hội nghị Paris có 4 đoàn đại biểu (Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Chính phủ Hoa Kỳ và Chính quyền Sài Gòn) tham gia, nhưng các cuộc đàm phán bí mật chỉ có Cố vấn Lê Đức Thọ và Kissinger (Cố vấn an ninh của Tổng thống Mỹ). Tuy là hai đoàn, nhưng phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam là một, đặt dưới sự chỉ đạo thống nhất của Bộ Chính trị. Về phía ta, dù đàm phán công khai hay bí mật chúng ta luôn có sự chủ động, phối hợp nhịp nhàng và thống nhất. Còn về phía Mỹ, vượt ra ngoài sự tính toán của Chính phủ Mỹ, các cuộc thương lượng bí mật đã làm tăng thêm mâu thuẫn, nghi ngờ giữa Oasinhtơn và chính quyền Sài Gòn. Chính quyền Sài Gòn cho rằng: “Cách thức Hoa Kỳ dẫn dắt các cuộc đàm phán đã làm mất thể diện của Việt Nam Cộng hòa”; “Kissinger và Nixon đã phạm phải một sai lầm chiến lược khi họ tìm cách kết thúc chiến tranh thông qua những cuộc đàm phán bí mật”. Trên thực tế, đây là những cuộc đấu trí căng thẳng, thăm dò lập trường của nhau, đấu tranh trên những vấn đề thực chất để đi đến thỏa thuận, đưa ra các giải pháp phản ánh đúng tương quan lực lượng giữa hai bên.  

    Dấu ấn quyết định trong đấu tranh ngoại giao là đồng chí Lê Đức Thọ cùng Đoàn đàm phán của ta ở Hội nghị Paris đã tích cực, chủ động đấu tranh nhằm mục tiêu buộc Mỹ phải ký Hiệp định Paris, rút hết quân Mỹ và quân đồng minh khỏi miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên, khác với Hội nghị Giơnevơ (1954), khi ta chỉ là một thành phần tham gia với tiếng nói hạn chế, lần này ta chủ động mở một mặt trận ngoại giao mạnh mẽ, kết hợp đàm phán với chiến trường và quốc tế, kết hợp đàm phán ở Paris với trong nước cùng chung sức hiệp đồng tác chiến. Dưới sự chỉ đạo của đồng chí Lê Đức Thọ và đồng chí Nguyễn Duy Trinh, các cơ quan ở trong nước đã quán triệt quan điểm của Bộ Chính trị và thông qua thảo luận tập thể, có sự đóng góp tích cực của đồng chí Nguyễn Cơ Thạch, hình thành văn bản “Dự thảo Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam” và một số Nghị định thư cần thiết trình Bộ Chính trị thảo luận và thông qua. Còn tại Paris, ta đã phối hợp nhịp nhàng giữa Đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, “tuy hai mà một” và “tuy một mà hai”.

    Sau thất bại trong cuộc tập kích chiến lược B52 cuối năm 1972, Mỹ buộc phải nối lại đàm phán. Ngày 23/1/1973, Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ và Kissinger ký tắt bản “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam”. Chỉ vài ngày sau, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh đại diện chính thức ký kết vào ngày 27/1/1973.

    Đây là chiến thắng toàn diện của dân tộc Việt Nam, trong đó ngành ngoại giao dưới sự chỉ đạo của đồng chí Lê Đức Thọ đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Lần đầu tiên, Việt Nam giữ vai trò trung tâm trong một cuộc đàm phán quốc tế, chủ động về nội dung và hình thức, kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh tại bàn đàm phán và ngoài thực địa. Đồng chí đã có sự vận dụng sáng tạo, luôn luôn dành thế chủ động tấn công, buộc đối phương phải đi vào đàm phán theo cách của mình. Đã có lúc Kissinger phải thốt lên: “Tôi có thể làm tốt hơn nếu như đối diện trên bàn đàm phán không phải là ông Lê Đức Thọ, đàm phán với ông Thọ quả là cân não”.

   Trên cương vị là “Cố vấn đặc biệt” của Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Paris, trực tiếp đàm phán với Mỹ về việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, với bản lĩnh của một nhà chính trị già dặn, bằng tài trí, sự khôn khéo, linh hoạt, sáng tạo trong từng phương án cụ thể, đồng chí Lê Đức Thọ đã thực hiện phương châm kiên trì đấu tranh, giành thắng lợi từng bước, tiến tới giành thắng lợi cuối cùng. Đồng chí là người góp phần to lớn vào việc buộc Hoa Kỳ phải ký kết Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

    Cuộc đàm phán Paris kéo dài gần 5 năm, với hơn 200 cuộc họp công khai và hàng chục cuộc thương lượng bí mật. Kết quả không chỉ là bản Hiệp định mang tính lịch sử, mà còn là biểu tượng chiến thắng của bản lĩnh, trí tuệ và tinh thần kiên cường Việt Nam trên mặt trận đối ngoại. Đồng chí Lê Đức Thọ – như lời nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên – chính là “vị tướng ngoài mặt trận ngoại giao” đầy dũng khí và trí tuệ.

Những câu chuyện thú vị của đồng chí Lê Đức Thọ.

   Chiếc nhẫn đặc biệt: Máy bay B52 từng là niềm kiêu hãnh của Mỹ vì không có quân đội nào có thể hạ gục, được mệnh danh là pháo đài bay không thể phá hủy. Mọi người thường nói vui rằng, việt Nam là nước thứ 2 trên thế giới có B52 nhưng B52 ở dạng nồi niêu xoong chảo vì Việt Nam đã phá hủy được 34 chiếc trên tổng số 193 chiếc huy động đến Việt Nam và xác B52 được mọi người làm lại thành nững vật dụng trong đó chiếc nhẫn sáng bóng được gò từ xác máy bay mà đồng chí Lê Đức Thọ đã đeo khi thương thảo với Mỹ.

   Tài năng "mai mối": Ngoài những phút giây căng thẳng khi đàm phán, đồng chí Lê Đức Thọ còn được biết đến là người mai mối cho nhiều cặp đôi thành công như Tổng bí thư Lê Duẩn và bà Nguyễn thụy Nga, Trung tướng Lê Hiến Mai và bà Ngô Duy Liên,... và đặc biệt là Mỹ với Hiệp định Paris.

   "Con trai tôi là Tiến sĩ": Khi nhà ngoại giao Mỹ Henry Kissinger khoe khoang "Tôi là một giáo sư đại học Harvard, mà đã là giáo sư đại học Harvart thì không bao giờ phát biểu dưới 54 phút" thì Bác Lê Đức Thọ đã đáp lại rằng: "Tôi thì không phải giáo sư hay tiến sỹ gì, nhưng con trai tôi là tiến sỹ"

Tham khảo:

PGS, TS NGUYỄN VĂN SÁU (9/10/2021), Dấu ấn đồng chí Lê Đức Thọ với cuộc đàm phán tại Hội nghị Paris, Báo Quân đội nhân dân

 

 

 

 

0 / 5 (0Bình chọn)
Bình luận
Gửi bình luận
    Bình luận