/media/photo1689865720756-16898657209751841324600.webp
VTV Đặc biệt “Mảnh ký ức”

   Lần đầu tiên trong chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ sử dụng một loại vũ khí bí mật có sức sát thương cực lớn – đạn Beehive. Gần đêm Giáng Sinh, một cuộc tấn công bất ngờ đã diễn ra, để lại những hậu quả nặng nề. Hành trình tìm kiếm khu mộ tập thể của khoảng 80 liệt sĩ hy sinh trong trận chiến ác liệt tại đồi Xuân Sơn cũng bắt đầu từ đó. Bộ phim Mảnh Ký Ức, do Ban Truyền hình Đối ngoại (VTV4) thực hiện, tái hiện không chỉ sự khốc liệt của chiến tranh mà còn khắc họa nỗi day dứt của những người ở phía bên kia chiến tuyến, cùng hành trình tìm kiếm sự thanh thản trong những năm tháng cuối đời. Đây là một tác phẩm được đầu tư công phu, chứa đựng nhiều nội dung đặc biệt, chạm đến những ký ức sâu xa của lịch sử. 

   

   Bộ phim tài liệu "Mảnh kí ức" do ban Truyền hình đối ngoại thực hiện nhân dịp kỉ niệm 76 năm ngày Thương binh Liệt sĩ đã chính thức được công chiếu vào tối ngày 23/7/2023. Bộ phim là bức tranh tàn khốc, khai thác những nỗi đau trong sâu thẳm, những ám ảnh của những cựu binh Mỹ đã từng trực tiếp chiến đấu với quân đội ta. Và hơn nửa thế kỉ sau, họ đã quay trở lại Việt Nam với một vai trò khác đó là hỗ trợ tìm kiếm hài cốt liệt sĩ là những người mà họ đã từng chôn cất. 

   Bộ phim như đang quay lại cho khán giả thấy chiến trường tại đồi Xuân Sơn ở Bình Định vào ngày 26/12/1966 rất khốc liệt, đã làm cho 60 chiến sĩ Việt Nam đã nằm xuống anh dũng hi sinh. Và say hơn nửa thế kỉ, bằng những kí ức còn sót lại của những cựu binh Mỹ những ngôi mộ tập thể của các liệt sĩ mới có thể tìm thấy. Quá trình tìm kiếm ấy còn có sự tham gia của kiến trúc sư Nguyễn Xuân Thắng, cựu chiến binh Đặng Hà Thụy và các cựu binh Mỹ Spencer Matteson, Bob March... 

   Những cựu binh Mỹ bị ép buộc tham gia vào cuộc chiến tranh phi nghĩa luôn bị ám ảnh bởi những kí ức tang thương, những kí ức ấy tưởng như rời rạc nhưng nó đã trở thành nguồn thông tin vô cùng quý giá giúp cho quá trình tìm kiếm hài cốt liệt sĩ được diễn ra suôn sẻ hơn. Điều đó cũng làm bớt đi phần nào sự ăn năn, những ám ảnh vô hình vì chiến tranh.  

   Bộ phim kết thúc nhưng đọng lại trong nhiều người những cảm xúc xót xa cho một thời đã qua. Từ đó, ta càng thêm trân trọng và có trách nhiệm để viết tiếp nên câu chuyện hòa bình mà ông cha ta đã cố gắng dựng xây. Những người lính năm xưa dù ở hai chiến tuyến khác nhau nhưng họ đã gạt bỏ tất cả để hướng đến mục tiêu chung, mục tiêu hòa bình cùng nhau phát triển. 

0 / 5 (0Bình chọn)
Bình luận
Gửi bình luận
    Bình luận